Đặc sản Yên Bái thì được bán ở nhiều vùng miền khác nhau, nhưng chỉ khi đến đúng nơi mà nó sinh ra thì du khách mới được thưởng thức trọn vẹn những món đặc sản này.
Xôi ngũ sắc là sự hội tụ của những ý nghĩa nhân sinh cao đẹp, của tinh hoa đất trời và chứa đựng những quan niệm về vũ trụ. Mỗi màu sắc lại biểu tượng cho một lĩnh vực trong cuộc sống. Màu đỏ tượng trưng cho khát vọng, màu tím tượng trưng cho trời đất, màu vàng tượng trưng cho sự ấm no, đủ đầy, màu xanh tượng trưng cho rừng núi và màu trắng tượng trưng cho tình yêu.
Để có được món xôi ngon phải qua giai đoạn chế biến cầu kì và khâu chuẩn bị nguyên liệu cũng rất quan trọng. Gạo nấu xôi là nếp Tú Lệ hạt to và các loại lá rừng để nhuộm màu xôi cũng được người dân lựa chọn kỹ lưỡng. Xôi nấu xong có vị thơm của lá rừng và mùi nếp hòa quyện, trưng bày ra đĩa trông rất đẹp mắt.
Táo Mèo có tên gọi khác là Sơn Tra được xem là một vị thuốc tốt dùng chữa trị nhiều loại bệnh. Mùa thu hoạch táo mèo khoảng tháng 9 tháng 10. Trái ăn có vị chát, hơi chua, khi chín thì ngọt dịu. Cây Táo Mèo phát triển tự nhiên trong những cánh rừng được người Yên Bái hái về chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như ô mai, rượu, ngâm đường,... Chính vì vậy Táo Mèo là đặc sản Yên Bái mà nhiều người tìm mua.
Rau dớn chung họ với cây dương xỉ và chỉ mọc ở vùng núi nơi có những khe suối dưới những tán lá rộng và có độ ẩm cao. Vì có giá trị dinh dưỡng cao mà lại ngon, dễ ăn nên rau dớn thường được chọn làm món ăn trong các dịp lễ hội. Rau thường được hái và ăn ngay trong ngày vì không để được lâu. Từ rau dớn có thể làm món xào, luộc, bóp gỏi tùy thích.
• Món rau dớn xào: trước tiên phi tỏi cho thơm, thả rau vào xào nhanh trong năm phút là rau chín, thêm các loại gia vị cho vừa vặn là tắt bếp.
• Rau dớn làm nộm: người ta ngắt phần ngọn lá non, rửa sạch sau đó luộc qua nước sôi, vớt ra để dóc nước, trộn các loại nguyên liệu như các món gỏi thông thường là lạc rang, chanh ớt, gừng.
Măng vầu thuộc họ tre, người ta hái măng vào khoảng tháng 12 đến giữa tháng 3 thì măng non và ngon nhất. Măng được bày bán phổ biến ở khắp các khu chợ miền núi. Món măng cuốn vịt làm cũng rất đơn giản, chỉ cần có rau răm, trứng, thịt ba chỉ và các loại gia vị như muối, bột ngọt...
Phần nhân người dân dùng thịt ba chỉ có cả mỡ lẫn nạc nên ăn sẽ ngon hơn. Các loại nguyên liệu khác đều băm nhỏ rồi trộn lên đều nhau. Nhân thịt không được nêm quá nhiều muối vì sẽ làm cho măng bị đắng.
Thật khó có thể hình dung rêu lại được làm thành món ăn. Thế nhưng người Yên Bái phù phép cho chúng trở thành món ăn hấp dẫn. Rêu đem về rửa sạch, sau đó nêm gia vị và gói trong lá dong, trải qua bước làm chín cầu kì. Khi ăn cảm nhận được vị rêu mát dịu, thanh tao.
Rêu suối mọc nhiều nhưng để tìm rêu ngon thì không dễ dàng nên món rêu thường được người dân để dành đãi khách quý. Con dâu nướng rêu cho mẹ chồng ăn để thể hiện sự vẹn tròn trong đạo làm dâu.
Món moọc của người dân tộc Tày không làm bằng các nguyên liệu giò sống và nấm hương, bún, mì như người Kinh. Họ dùng hoa chuối rừng, thịt lợn ba chỉ, cá và tôm. Cá tôm là những con nhỏ xíu được bắt từ suối về.
Tag:
Viết bình luận:
Tour nổi bật