Đặc sản Điện Biên được du khách săn đón mỗi khi có dịp được ghé qua. Những món nổi tiếng có thể kể đến là chẳm chéo, bắp cải cuốn nhót xanh, măng đắng, sâu chít, rau hoa ban, gạo tám... Cùng tìm hiểu xem điều gì đã làm nên sự đặc biệt cho các món ăn nhé!
Chẳm chéo là tên của một loại gia vị vô cùng nổi tiếng ở vùng Tây Bắc. Chẳm chéo làm từ quả của cây mắc khén. Quả nhỏ li ti và tạo thành chùm, hương thơm nhẹ nhàng rất dễ chịu.
Để dễ hình dung thì bạn có thể nghĩ đến món muối vừng của người Kinh. Dù khác nhau về nguyên liệu nhưng hình thức và cách dùng khá giống nhau. Quả mắc kén sau khi thu hoạch sẽ được rang nóng trên chảo sau đó giã nhỏ. Trộn thêm ớt khô bỏ hạt, muối rang, rau mùi tàu xắt nhỏ rang khô, và sả. Chẳm chéo được dùng chấm chung với các món như xôi nếp, thịt thú rừng,... để cho ra hương vị đặc sản Điện Biên đậm đà, đặc trưng và rất vừa ăn.
Điều làm nên sự tuyệt vời của món bắp cải cuốn nhót xanh chính là chẳm chéo. Chính vì vậy khách du lịch vẫn thường truyền tai nhau cách ăn sành điệu này.
Món ăn đặc sản Điện Biên sẽ bao gồm nhót xanh, bắp cải, rau mùi và nước chấm. Nhót xanh được hái xuống và rửa sạch lớp trắng bên ngoài. Khi ăn, cho mỗi loại một chút vào bánh tráng rồi cuốn lại. Dù không hề có thịt nhưng sự kết hợp của vị chua, cay, ngọt, mặn, bùi làm cho món ăn trở nên hấp dẫn.
Sở dĩ được gọi với cái tên sâu chít là vì sâu nằm trong thân của cây chít. Nhờ có sâu nên cây mới có thể ra hoa. Khi thu hoạch người ta bẻ đôi thân cây chít và nhặt vào giỏ đem về thả trong chậu rượu pha nhạt. Rượu giữ cho sâu ở trạng thái hiện tại và không thể biến đổi thêm. Sâu có màu trắng và căng mọng được dùng làm rượu hoặc chế biến thành món ăn. Bên cạnh hương vị thơm ngon hấp dẫn thì sâu còn chứa giá trị dinh dưỡng rất cao nên được người dân vùng cao yêu thích và tìm kiếm.
Điện Biên nổi tiếng với hạt nếp nương to và dẻo. Để được thưởng thức món xôi nếp nương đặc sản Điện Biên phải trải qua giai đoạn chế biến công phu. Gạo được ngâm nhiều giờ để khi nấu thì xôi không bị sượng. Đổ xôi trong loại chõ gỗ đặc biệt mà người dân tộc chế tạo ra, xôi chín bằng hơi, mềm dẻo nhưng không hề dính vào tay. Xôi được đổ hai lần thì mới cho ra được món ăn hoàn hảo. Sau lần 1 thì xôi được đơm ra và trải đều ra lá, một lúc sau lại cho vào chõ và tiến hành lần đồ thứ 2.
Tag:
Viết bình luận:
Tour nổi bật