Đặc sản Tây Bắc mang những nét độc và lạ khiến cho bất kì ai đến tham quan cũng đều cảm thấy ngạc nhiên. Bên cạnh đó, cách thức để làm nên những món đặc sản này cũng rất công phu.
Thịt trâu gác bếp là một đặc sản Tây Bắc rất đáng thưởng thức. Món ăn bắt nguồn từ tỉnh Điện Biên. Để món thịt trâu được ngon thì toàn bộ gân trâu sẽ được loại bỏ, chỉ giữ lại phần nạc. Sau đó người ta thái miếng nhỏ dọc thớ thịt rồi ướp với các gia vị quen thuộc là sả, gừng, tỏi, ớt khô băm nhỏ cùng với mắc khén rồi để gia vị ngấm khoảng 2 đến 3 tiếng để tăng được sự đậm đà của thịt trâu. Khi mọi thứ đã ngấm đều thì lấy que xiên thịt trâu vào và sấy trên than củi, cần để nhỏ lửa để thịt được chín đều. Thịt chỉ nên sấy đến khi vừa chín tới vì sấy quá lâu sẽ làm thịt bị mất đi độ ngọt.
Nhộng ong rừng chỉ xuất hiện theo mùa nên rất khó để có thể thưởng thức món đặc sản Tây Bắc này. Ong rừng thường làm tổ từ tháng 4 đến tháng 8 - đây chính là khoảng thời gian thuận lợi nhất để nhộng ong được lấy về và chế biến. Ngoài việc làm mồi nhậu cho cánh mày râu thì nhộng ong rừng có thể dùng để ăn chung với cơm. Nhộng ong rừng được xem là ngon khi có màu bắt mắt và chín vừa phải, không bị nát. Hình thù của nhộng phải còn nguyên vẹn.
Pa Pỉnh Tộp là cái tên gọi khác của món ăn đặc sản Tây Nguyên - cá gập nướng. Món ăn được chế biến tương đôi công phu nên người dân ở đây hầu như chỉ dùng để đón tiếp khách quý. Những con cá tươi sẽ được đưa lên bếp nướng. Người ta sát lên cá một chút muối và ớt bột khô để khử bớt mùi tanh. Giống như thịt trâu gác bếp, các gia vị sả, tỏi, gừng, rau thơm, ớt bột, quả mắc kén được băm nhỏ để tẩm ướp. Cuối cùng cá được đưa lên vỉ và nướng bằng bếp than. Lúc này mùi thơm từ các hương vị khác nhau hòa quyện mới mùi thơm của cá khiến ai cũng phải xuýt xoa.
Trong các dịp lễ tết, xôi ngũ sắc sẽ xuất hiện phổ biến trong các bản làng Tây Bắc. Tùy theo phong tục tập quán của mỗi vùng mà số lượng màu sắc sẽ tăng lên. Tuy nhiên có những màu thường xuyên được sử dụng là: trắng, đen, vàng và tím. Điều đặc biệt nằm ở chỗ người dân rất tinh tế trong việc sử dụng màu để nhuộm xôi. Với màu xanh và màu đỏ, người ta dùng cơm xôi xanh, cơm xôi đỏ, còn màu đen và màu tím, người ta dùng gây gùn bỏ vào từ lúc ngâm gạo.
Những món đặc sản Tây Bắc nghe có vẻ lạ tai nhưng nếu được nếm qua một lần, chắc chắn du khách sẽ nhớ mãi và muốn được thăm lại chốn đây nhiều lần hơn thế.
Tag:
Viết bình luận:
Tour nổi bật