Vào mùa thu, đây là địa điểm thu hút nhiều du khách trong và ngoài nước
Khu rừng nhảy múaNhững đồi cát Curonian trải dài trên diện tích 98km, ngăn cách khu đầm Curonian với bờ biển Baltic. Phần phía nam của khu vực này thuộc về vùng Kalingrad Oblast, Nga nổi tiếng với cánh rừng nhảy múa.
Ghé thăm khu rừng, bạn có thể nhìn ngắm những thân cây bị vặn xoắn, tạo hình xoắn ốc hay các nút thắt.
Khu rừng được trồng từ năm 1961 nhằm chống những trận cát bay ảnh hưởng tới ngôi làng lân cận. Nguyên nhân lý giải cho hiện tượng lạ này vẫn còn là một ẩn số, chủ yếu được cho là do các hiện tượng siêu nhiên. Nhưng giả thiết được nhiều người chấp nhận nhất là do một loại sâu bướm.
Chúng ăn những chồi thông đang phát triển và lá non. Khi phần ngọn cây bị phá hủy, thân cây tiếp tục mục và phân nhánh, chủ yếu dựa vào các cành non khác. Do đó, cây có những hình dạng kỳ lạ.
Loại sâu bướm này tấn công những cây thông non tuổi từ 5-20 tuổi và phát triển mạnh mẽ trên nhưng vũng đất nghèo chất dinh dưỡng.
Khu rừng nhảy múa nằm gần địa danh nổi tiếng Chernobyl nên du khách có thể kết hợp ghé thăm địa điểm này. Hàng năm, khu rừng nhảy múa thu hút hàng nghìn du khách tới khám phá, đặc biệt dành cho những du khách muốn tìm hiểu những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú.
Những thân cây nhảy múa trong khu rừng
Một thân cây khác được xoắn tạo thành một vòng tròn và được đỡ bằng một tấm gỗ
Những cây thông trong khu rừng đều có tuổi đời hơn 50 năm
Khu rừng vặn xoắnTại khu vực phía Bắc Ba Lan, gần Gryfino, bạn sẽ có cơ hội được khám phá khu rừng thông kỳ lạ với hơn 400 cây thông có phần gốc cây tạo thành một góc cong 90 độ trước khi vươn thẳng lên cao.
Điểm khác biệt là tất cả cây thông đều cong theo hướng bắc. Nhiều ý kiến cho rằng những cây thông này đã bị tác động bởi bàn tay con người nên có những hình dạng như vậy.
Để lý giải, những nhà nghiên cứu cho rằng những người nông dân đã tạo hình dáng như vậy cho cây sau khi trồng chúng vào năm 1930 với hi vọng loại gỗ thông này có thể giúp họ đóng đồ nội thất với những đường uốn cong tự nhiên.
Tuy nhiên, trước khi cánh rừng được thu hoạch, chiến tranh thế giới thứ 2 nổ ra và người ta đã lãng quên sự tồn tại của nó.
Đến đây, du khách như lạc vào thế giới thần tiên đầy ma mị, cổ tích, đặc biệt trong những buổi sáng sớm khi khu rừng được khoác lên mình màn sương mỏng. Điểm đến này không chỉ thu hút khách du lịch mà còn là phim trường cho nhiều bộ phim.
Những gốc cây tạo thành các đường cong kỳ lạ trước khi vươn thẳng lên trời
Cánh rừng trở nên huyền ảo hơn trong nắng chiều mùa thu
Khu rừng say xỉnNhững dư chấn và thảm họa thiên nhiên như lở đất, bão tuyết, động đất có thể làm nhiều khu rừng ngã đổ hoặc cây cối mọc loạn xạ theo các hướng khác nhau. Và chúng được gọi bằng một tên gọi chung là khu rừng say xỉn.
Hiện tượng nóng lên toàn cầu cũng làm tan băng ở những vùng đất đóng băng quanh năm. Hậu quả, những khu rừng say xỉn xuất hiện nhiều nơi trên thế giới như Alaska, Canada, Nga...
Tuy nhiên, đây cũng là địa điểm tham quan ưa thích với nhiều du khách, thay vì những khu rừng dương hay rừng taiga thông thường.
Những thân cây xiêu vẹo do băng tan
Những thân cây ngã đổ sau trận băng tan tại Fairbanks, Alaska năm 2004
Những thân cây và tầng thực vật thấp đổ về phía bờ sông sau động đất
MINH ĐỨC (Theo Amusing Planet)