1. Cụm hồ Albertine Rift, châu Phi
Cụm hồ Albertine Rift, châu Phi
Cụm hồ Albertine Rift tọa lạc giữa các dãy núi Ruwenzori, Mitumba Mountains và Virunga ở châu Phi. Đây là một trong những hồ núi lửa có độ sâu nhất thế giới. Hàng triệu năm trước các đường nứt địa chất và hoạt động núi lửa đã hình thành nên kỳ quan thiên nhiên này.
2. Hồ Kelimutu, Indonesia
Hồ Kelimutu, Indonesia
Trên đỉnh núi lửa Kelimutu, Flores, Indonesia, có ba hồ nước nằm cạnh nhau bao gồm “Hồ mê hoặc” và “Hồ chàng trai và thiếu nữ” nằm phân cách bởi một bức tường miệng núi lửa. Hồ nằm ở xa hơn là “Hồ người già”. Ba hồ này thường mang những màu sắc khác nhau như: xanh lá cây, xanh da trời, đỏ đồng hoặc màu xám đen. Sự thay đổi màu sắc của nước là do những phản ứng hóa học xảy ra giữa các khoáng chất trong hồ và khí thoát ra từ núi lửa.
3. Hồ Crater, bang Oregon, Mỹ
Hồ Crater, bang Oregon, Mỹ
Hồ Crater nằm trong khu vực Vườn quốc gia Crater Lake, bang Oregon, Mỹ là một trong những hồ miệng núi lửa mang tính biểu tượng tại Mỹ. Hồ có độ sâu xấp xỉ 655 m, hình thành sau đợt phun trào và sụt lún của núi lửa Mazama, khoảng năm 5667 trước Công nguyên. Người dân địa phương ở đây tin rằng, ngọn núi sụt lún do trận chiến giữa thần cai quản địa ngục Llao và thần bầu trời Skell.
4. Hồ Kawah Ijen, Indonesia
Hồ Kawah Ijen, Indonesia
Hồ trên miệng núi lửa Kawah Ijen, Indonesia có màu xanh bạc hà, chứa đầy axit sulfuric. Đây là hồ nước có tính axit lớn nhất thế giới. Miệng núi lửa Kawah Ijen được ví như một mỏ lưu huỳnh lớn. Lưu huỳnh thoát ra từ vết nứt trong lòng đất bốc cháy, tạo thành ngọn lửa màu xanh đẹp mắt.
5. Hồ Quilotoa, Ecuador
Hồ Quilotoa, Ecuador
Hồ Quilotoa nằm trên dãy núi Andes ở Ecuador, được hình thành do hoạt động núi lửa cách đây khoảng 800 năm. Hồ có đường kính khoảng 3km và sâu 250m. Nước trong hồ có màu xanh ngắt vì chứa nhiều khoáng chất.
6. Hồ Katmai, Mỹ
Hồ Katmai, Mỹ
Đây là hồ nước trên miệng núi lửa Katmai cao 2.047 m, thuộc Công viên quốc gia Katmai, phía nam Alaska, Mỹ. Năm 1912, núi lửa Katmai phun trào dữ dội, tạo ra một vùng lõm giữa miệng núi lửa. Băng tuyết tồn tại trên đỉnh núi đổ sụp vào trong miệng núi lửa, hình thành hồ nước rộng lớn.
7. Hồ Heaven, Triều Tiên
Hồ Heaven, Triều Tiên
Hồ Heaven được hình thành khoảng năm 969 sau một đợt phun trào dung nham cực mạnh nằm trong miệng núi lửa. Hồ nằm giữa Baekdu trên đường biên giới giữa Triều Tiên và Hàn Quốc. Vào những tháng mùa đồng, mặt hồ được bao phủ bởi một lớp băng dày.
8. Hồ Okama (Hồ ngũ sắc), Nhật Bản
Hồ Okama (Hồ ngũ sắc), Nhật Bản
Màu xanh ngọc lam tươi sáng ở bức ảnh trên chỉ là một trong nhiều màu sắc của hồ Okama (Hồ ngũ sắc) thuộc núi Zao, đảo Honshū, Nhật Bản. Hồ Okama hình thành sau vụ phun trào núi lửa phức hợp hồi thế kỷ 18. Hồ có đường kính khoảng 365 m, sâu 61 m.
9. Hồ Lonar, Ấn Độ
Hồ Lonar, Ấn Độ
Hồ nước trên miệng núi lửa Lonar có chiều dài 2km và sâu 100m được tạo ra do tác động của thiên thạch rơi xuống Trái đất cách đây khoang 52.000 năm. Hồ nằm ở thị trấn Lonar thuộc bang Maharashtra, Ấn Độ.
10. Hồ Kerid, Grímsnes, Iceland
Hồ Kerid, Grímsnes, Iceland
Hồ Kerid, Grímsnes, Iceland được bao quanh bởi những dốc đá núi lửa màu đỏ, thảm thực vật và rêu thưa thớt. Miệng núi lửa Kerid có độ sâu khoảng 55 m. Độ sâu nước hồ dao động từ 7 đến 14 m, tùy thuộc lượng mưa.
Du Lịch Việt Nam - Tổng Hợp
Tag:
Viết bình luận:
Tour nổi bật