Nhà ngục Kon Tum: Ghi dấu ký ức kiên cường của những người yêu nước

12/11/2015

Kể từ năm 1990, Ngục Kon Tum đã được công nhận là khu di tích lịch sử văn hoá cấp quốc gia.

Theo UBND tỉnh Kon Tum thì để xây dựng và tôn tạo khu di tích này tháng 6/2010 tỉnh đã tách di tích Ngục Kon Tum ra khỏi bảo tàng Kon Tum, xây dựng khu di tích này thành khu độc lập rộng khoảng gần 4 ha. Những hạng mục trong khu lịch sử này gồm: Nhà bia, tượng đài chiến thắng, hai ngôi mộ các liệt sĩ chôn chung trong cuôc đấu tranh Tuyệt Thực và Lưu Huyết, gò đất các chiến sĩ tại nhà tù đắp để xây cầu bắc qua sông Đăk Bla… đều được tu sửa, tu bổ hoàn chỉnh. Ngục Kon Tum đã trở thành một biểu tượng hết sức tự hào của Kom Tum nói riêng và Việt Nam nói chung, trở thành điểm tham quan lịch sử của du khách.

Cũng tại nơi này, ngày 25.9.1930, đã ra đời Chi bộ Đảng Cộng sản đầu tiên của tỉnh Kon Tum ngay trong lao tù của thực dân Pháp và trở thành ngày truyền thống của Đảng bộ tỉnh Kon Tum.


Cổng vào khu di tích Ngục Kontum


Vũ Trần Hoài Thương nhân viên thuyết minh đang giới thiệu với du khách về mô hình nhà lao Kon Tum


Cùm chân, dùng để giam giữ các chiến sĩ cách mạng Việt Nam.


Cùm tập thể, thực dân Pháp sử dụng để cùm chân giam giữ tù chính trị tại ngục Kon Tum


Cùm chân cá nhân, thực dân Pháp giam giữ những "tù nhân đặc" biệt đặt tại phòng biệt giam.


Kể từ tháng 4 năm 1930 đến tháng 6 năm 1931 thực dân Pháp đã giết hại 170 chiến sĩ yêu nước tại nhà ngục Kon Tum.Thực dân Pháp điên cuồng và càng trở nên man rợ, chúng đào hố chôn tập thể các chiến sĩ hy sinh trong cuộc đấu tranh. "Lưu Huyết" và "Tuyệt Thực" đã trở thành hai ngôi mộ chung tại nhà ngục, nhân viên thuyết minh Thương cho biết thêm.


Thẻ căn cước, văn bằng và học bạ của đồng chí Trương Quang Trọng- Sơn Tịnh, Quảng Ngãi trong thời gian đi học (1924- 1926)


Cuộc đấu tranh tuyệt thực được tể hiện bằng bức tranh mầu


Để hành hạ những chiến sĩ cách mạng của ta, thực dân Pháp bắt bớ các tù nhân đi lao đông khổ sai ở những nơi rừng thiêng nước độc như: Đăk Pét, đường 14 (nối liền Đăk Lăk, Gia Lai, Kon Tum) ,mở đường phục vụ cho việc đi lại của chúng, nếu có ai chống lại thì bị chúng sát hại bằng các phương thức dã man…


Hai ngôi mộ chôn chung những người tù trong cuộc đấu tranh Lưu Huyết và Tuyệt Thực


Gò đất này do những người tù chính trị đắp lên bằng hình thức lao động khổ sai trong suốt mùa mưa từ tháng 5 đến tháng 10 năm 1931 để phục vụ việc xây dựng cầu bắc qua sông Đak Bla của thực dân Pháp.


Nhà truyền thống Ngục Kon Tum.

Thái Anh
Theo infonet.vn

Tag:

Viết bình luận:

Kon Tum