Đây là một món ăn khá độc đáo được làm từ hơn 40 loại lá rừng, thịt heo luộc thái mỏng, tôm và loại nước chấm làm từ gạo nếp được lên men, hành khô, mè, sa tế.
Để thưởng thức đúng cách của món này là lấy lá cải hoặc lá mơ đặt bên ngoài, bên trong thêm lá chua và các loại lá khác tùy thuộc vào sở thích người ăn rồi cuốn lại thành phễu nhỏ, bỏ thịt, tôm vào trong.
Đây là món ăn khá dân dã của đồng bảo dân tộc thiểu số tại Kon Tum. Cà đắng được thái từng lát mỏng và được xiên qua từng que sau đó đặt lên nướng, khi cà bắt đầu chuyển sang màu nâu sậm, dậy hương thơm lan tỏa và vừa chín tới, vẫn còn giữ chút nước đắng, hơi dai và mềm khi ăn chấm cùng với muối tiêu rừng hoặc ăn kèm với thịt rừng nướng rất ngon.
Ngoài ra cà đắng còn có thể nấu thành nhiều món kho với tôm hoặc tép bắt được dưới sông hay cà đắng um lươn, ếch, món nào cũng ngon, cũng dậy lên hương thơm quyến rũ của núi rừng.
Heo ở đây đều được nuôi bằng thức ăn tự nhiên của núi rừng nên thịt heo rất săn chắc và rất bổ dưỡng. Thịt heo sau khi được làm sạch lông, sẽ mổ lấy nội tạng; sau đó sẽ tẩm ướp các loại gia vị là các loại nguyên liệu từ núi rừng Măng Đen. Heo được quay nguyên con bằng lửa than cho đến khi căng da vàng, giòn rụm, tỏa mùi thơm phưng phức.
Dân tộc Brâu tại Kon Tum có khá nhiều các món ăn được chế biến từ rau rừng, thịt thú rừng như: thịt dúi, heo rừng, chuột đồng một trong số đó phải kể đến các món từ con nhím vừa bổ, vừa ngon mà còn đa dạng về cách chế biến.
Thịt nhím với vị ngọt, tính lạnh lại có tác dụng bổ dưỡng và nhuận tràng, thịt nhím có thể dùng để chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như: thịt nhím nhồi ống lồ ô, nhím nướng than hồng, canh xương nhím nấu bột bắp, nhím gói lá dong. Món nào cũng khá độc đáo, thơm ngon hầu như không có mỡ, lớp bì dày nhưng giòn.
Xôi là quà sáng quen thuộc ở mọi miền nhưng ăn kèm măng tươi thì chỉ có thể tìm thấy ở mảnh đất Kon Tum. Độ giòn ngọt của măng quyện cùng sự dẻo thơm của nếp và vị béo ngậy của cá tạo nên một món ăn mang hương vị mới lạ, hấp dẫn, khó lòng có thể quên được.
Cách làm xôi măng của người dân Kon Tum khá đơn giản. Măng tươi sau khi đào ở rừng về sẽ được lột vỏ, rửa sạch, thái miếng vừa ăn, sơ chế để làm mất mùi ngái và đem xào qua với gia vị để trở nên đậm đà. Gạo nếp chọn loại thơm dẻo đem ngâm trong nước muối loãng có pha thêm một chút bột nghệ khoảng 8 tiếng rồi mang ra đồ chín.
Là một đặc sản của mảnh đất Kon Tum, chứa rất nhiều chất dinh dưỡng. Đây là loài cá không sống phổ biến ở nhiều vùng cho nên khi đến với Kon Tum thì bạn đừng quên chạy lên cao nguyên Măng Đen để thưởng thức loại cá quý hiếm này nhé!
Cá tầm tại Măng Đen sống trong môi trường tinh khiết và có thảm thực vật phong phú nên khi ăn thịt rất ngọt và thanh, không sợ có chất độc hại nhé. Để giữ nguyên hương vị thơm ngon, người dân ở đây chỉ chế biến loại cá này bằng những phương pháp đơn giản như cá tầm nướng, cá tầm hấp xì dầu...
Cá gỏi kiến vàng là món ăn chắc hẳn khi mới nghe tên thôi đã làm cho nhiều người hoảng sợ rồi. Nhưng thực ra sức hấp dẫn của món ăn này không phải nằm ở tên gọi mà thể hiện qua hương vị. Độ ngọt của cá suối hòa cùng với vị béo của kiến non cùng sự cay xé của tiêu ớt tạo nên hương vị thơm ngon tuyệt vời.
Cá suối sau khi làm sạch, sẽ băm nhuyễn và vắt cho cạn nước để đỡ mùi tanh. Kiến vàng sẽ được đem giã nhỏ rồi lấy muối hột, tiêu rừng, ớt xanh, thính gạo cùng trộn chung với cá. Khi ăn chỉ cần lấy lá sung cuốn lại là được.
Tag:
Viết bình luận:
Tour nổi bật